Tê giác

Loài động vật có vú trên cạn lớn thứ hai trên trái đất. Tuy nhiên số lượng loài còn tồn tại trong môi trường hoang dã đã không còn nhiều do nạn săn trộm tê giác lấy sừng và tình trạng mất sinh cảnh sống kéo dài suốt mấy thập kỷ qua.

Cuộn xuống để tìm hiểu thêm

Các loài tê giác
Trên thế giới

Tình trạng các loài tê giác

Vào đầu thế kỷ 20, đã từng có 500.000 cá thể tê giác sống tự do trong tự nhiên. Nhưng đến nay, các tổ chức bảo tồn ước tính chỉ còn 27,000 cá thể trên toàn thế giới. Việt Nam đã mất con tê giác cuối cùng vào năm 2010 tại vườn quốc gia Cát Tiên.

Card Back Card Front
Card Back Card Front
Card Back Card Front
Card Back Card Front
Card Back Card Front

Nguồn tham khảo: rhinos.org (Thông tin) và savetherhino.org và changevn.org (Hình ảnh)

Khám phá trong
Chiếc sừng tê

Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh được sừng tê giác có thể chữa bách bệnh, thế nhưng tê giác thường bị săn bắt chính vì mục đích này. Thành phần hóa học chủ yếu của sừng tê giác gồm có keratin, calci carbonat, calci phosphat, protein (có các acid amin điển hình như: tyrosin, cystein, thiolactic…) - những thành phần có thể tìm thấy dễ dàng trong tóc, móng tay, móng ngựa, mỏ gà v.v...

Tìm hiểu thêm về các nghiên cứu khoa học
Cuộn xuống để tìm hiểu thêm

Bảo vệ tê giác
Và Những chiếc sừng

Việc mua bán, tàng trữ sừng tê quá đắt đỏ so với mức cần thiết lại không đảm bảo chữa khỏi bệnh, còn vi phạm luật pháp Việt Nam và Quốc tế, có thể bị phạt rất nặng lên đến 15 năm tù giam và phạt tiền lên đến 15 tỷ đồng (Theo Bộ Luật hình sự năm 2015). Hãy hành động cùng chúng tôi!

Card Back

Cây thuốc vị thuốc đông y
Thay thế lời đồn chữa bệnh từ sừng tê

Tham khảo ngay
Card Back

Báo cáo vi phạm
Liên quan đến mua bán, tàng trữ, quảng cáo sừng tê

Báo cáo ngay
Card Back

Danh sách
Ứng dụng, phòng khám chữa bệnh trực tuyến & trực tiếp

Tham khảo ngay
Cuộn xuống để tìm hiểu thêm

Thần dược
Nhưng không chữa được

Sừng tê giác liệu có phải là "thần dược" như những lời đồn thổi? Hãy nghe những "người trong cuộc" là các doanh nhân, chính trị gia, bác sĩ và người nhà các bệnh nhân chia sẻ trải nghiệm thực sự của mình về chiếc sừng tê giác mà chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn từ năm 2016 dưới đây.

Có thể bạn
Muốn biết

Tê giác là loài động vật có vú trên cạn lớn thứ hai trên trái đất. Hiện có 5 loài tê giác trên thế giới: tê giác Ấn Độ, tê giác trắng, tê giác đen, tê giác Sumatra và tê giác Java. Hầu hết các loài đều có phân loài, sống ở các khu vực khác nhau và có sự khác biệt nhỏ về hình thái. Sau đây là danh sách các loài tê giác và phân loài của chúng:
1. Tê giác trắng: (Có 2 phân loài)
- Tê giác trắng miền Bắc (Northern White) (Gần như tuyệt chủng bởi trên thế giới chỉ còn 2 cá thể cái, con đực cuối cùng đã mất từ năm 2018).
- Tê giác trắng miền Nam (Southern White)

2. Tê giác đen (Có 3 phân loài)
- Tê giác đen miền Đông (Eastern Black)
- Tê giác đen miền Tây (Western Black) (Đã tuyệt chủng từ năm 2006)
- Tê giác đen Đông Nam (South-Eastern Black)

3. Tê Giác 1 sừng / Tê giác Ấn Độ

4. Tê giác Sumatran

5. Tê giác Java (Có 3 phân loài)
- Tê giác Java Ấn Độ (Indian Javan Rhino) (Đã tuyệt chủng từ năm 1920)
- Tê giác Java Việt Nam (Vietnamese Javan) (Đã tuyệt chủng từ năm 2010)
- Tê giác Java (Javan Rhino)

Tê giác đã tồn tại hàng triệu năm và đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Là một loài động vật chủ chốt, có vai trò quyết định duy trì tính đa dạng sinh học và sự ổn định của hệ sinh thái, Tê giác là những động vật ăn cỏ quan trọng, tiêu thụ một lượng lớn thảm thực vật, giúp định hình cảnh quan. Điều này có lợi cho các loài động vật khác và giữ sự cân bằng lành mạnh trong hệ sinh thái.

Tên gọi Tê giác (Rhinoceros) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là loài có sừng trên mũi.

Tê giác ăn chay: Thức ăn của tê giác là cỏ, cây lá và một số trái cây chín rụng (tê giác không bao giờ ăn trái còn dính trên cây). Tê giác là nhà nông nghiệp tuyệt vời: chúng giúp tiêu thụ lượng lớn thực vật và giúp phát tán hạt, mầm cây.

Thị lực của tê giác không tốt - chúng không thể nhìn thấy một người bất động ở khoảng cách 30m - chúng chủ yếu dựa vào khứu giác mạnh của mình.

Người ta thường thấy tê giác lăn lộn trong bùn, khoác cho mình một lớp 'áo bùn' bảo vệ để giữ cho chúng mát mẻ, ngăn côn trùng cắn và loại bỏ mọi ký sinh trùng. Tê giác châu Á cũng là những vận động viên bơi lội cừ khôi, vượt sông một cách dễ dàng. Nhưng họ hàng châu Phi của chúng bơi rất kém và có thể bị chết đuối ở vùng nước sâu - vì vậy chúng bám chặt vào bùn để hạ nhiệt.

Tê giác giao tiếp thông qua cách húc nhau, hắt hơi và để lại dấu vết “đại tiện”. Tê giác phát ra một loạt tiếng động vui nhộn khi chúng đang giao tiếp. Trong khi đối đầu, chúng gầm gừ và tạo ra những tiếng động kỳ lạ. Tê giác khịt mũi khi chúng tức giận, gọi những tiếng như hắt xì hơi để báo động, “hét” lên nếu chúng sợ hãi và “thở dài” khi cảm thấy được thư giãn. Tê giác cũng giao tiếp thông qua phân và nước tiểu của chúng.

Căn cứ vào Điều 244 Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đối với tội vận chuyển, tàng trữ sừng tê giác thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm, tiền phạt lên đến 15 tỷ đồng. Những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm các hành vi sau: Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua,bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Trong 100 năm qua, từ số lượng 500.000 cá thể, giờ đây số lượng tê giác trên thế giới chỉ còn khoảng 27.000 cá thể. Mối đe dọa chính đối với những sinh vật tuyệt đẹp này là nạn săn bắn bất hợp pháp, phần lớn là để lấy sừng do sừng tê giác được sử dụng trong y học dân gian truyền thống hoặc trang trí, đặc biệt là ở châu Á.

Buôn bán động vật hoang dã, bao gồm sừng tê giác, là một ngành kinh doanh bất hợp pháp lớn và nguy hiểm. Các mạng lưới tội phạm và tham nhũng liên quan đến buôn bán sừng tê giác không chỉ gây nguy hiểm cho chính tương lai của những loài động vật này, mà còn ảnh hưởng tới an ninh xã hội, kinh tế và chính trị của một cộng đồng.

Tê giác khó sống ở điều kiện nuôi nhốt. Gần một thế kỷ trôi qua, không một chú tê giác Java nào có mặt trong các vườn thú. Dù có thể sống đến 40 năm trong tự nhiên, song tê giác Java chỉ có thể sống nhiều nhất là 20 năm trong điều kiện nuôi nhốt.

Ngoài ra, tê giác nuôi sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào con người, mất dần bản năng tự nhiên, không mang lại giá trị lợi ích vốn có của nó cho hệ sinh thái.

Vào ngày 16/9/2022 vừa qua tại khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm đóng ở xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu có 6 con tê giác bị chết - Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho hay. Được biết, những con tê giác 2 sừng này là những loài nhập khẩu với giá khoảng 1 tỉ đồng mỗi con. Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân 6 con tê giác chết là từ đâu. Trước mắt, các cơ quan thú y đã vào cuộc, xác định, theo nhận định ban đầu chỉ biết rằng không phải nguyên nhân do dịch bệnh.

Việt Nam từng là nhà của loài Tê giác Java Việt Nam (tên khoa học là rhinoceros sondaicus annamiticus, còn gọi là tê giác một sừng). Tuy nhiên, Sáng ngày 25/10/2011, Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã chính thức công bố con tê giác bị sát hại ở vườn quốc gia Cát Tiên tháng 4/2010 là cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam.

Điều này đồng nghĩa với việc: Việt Nam hoàn toàn không còn tê giác Java Việt Nam hoang dã nữa. Những cá thể tê giác mà mọi người thường thấy tại các vườn thú thường là các tê giác nhập khẩu vào Việt Nam vì mục đích du lịch, giáo dục.

Báo cáo “Vietnam Footprint in Africa" bởi EIA năm 2021: Link

Số liệu về tình trạng các loài tê giác trên thế giới năm 2022 cung cấp bởi International Rhino Foundations: Link

Báo cáo “Các loài tê giác Châu Phi và Châu Á - Thực trạng, bảo tồn và buôn bán" của CITES và TRAFFIC: Link

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
- Bộ phận truyền thông: hientran@changevn.org (Gặp Mr. Cody Robbie - MarCom Manager)
- Bộ phận gây quỹ: hantran@changevn.org (Gặp Ms. Hân Trần - Fundraising Officer)
- Thông tin khác: info@changevn.org
- Facebook Fanpage CHANGE: https://www.facebook.com/CHANGEvn
- Facebook Fanpage WildAid Việt Nam: https://www.facebook.com/WildAidVietnam/
- Kênh TikTok Bản Tin Nguội: https://www.tiktok.com/@bantinnguoi
- Xem thêm nhiều video thú vị tại đây: https://www.youtube.com/CHANGEvn